Tôn giáo Bani hiện nay Chăm_Bani

Về cơ cấu tổ chức, Chăm Bani có một đội ngũ các tu sĩ, chức sắc, họ am hiểu và có kinh nghiệm về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, vừa có uy tín bên đạo và có uy tín bên đời. Chức sắc Chăm Bani gồm 4 cấp:

  • Grâk (Sư cả): là cấp cao nhất, là người quyết định hầu hết mọi vấn để đời sống tôn giáo của tín đồ
  • Imâm: là cấp thứ hai, là người điều khiển các buổi lễ tại các đền thờ.
  • Katip: là cấp thứ ba, đảm nhận một số nghi lễ tại các đền thờ hoặc tư gia mà không đảm nhiệm việc giảng giáo lý
  • Acar: là cấp cuối cùng, là những người mới gia nhập tầng lớp tu sĩ

Ngoài ra còn có tầng lớp tu sĩ dân gian như: Maduen, Ka-ing, Muk buh, Muk Rija, Muk Kajau, Gru Urang, Aung Mbe...

Các cơ sở thờ tự của Chăm Bàni gồm Sang Magik và Bimong:

  • Sang Magik (Chùa Bàni), là nơi các tu sĩ ở và tế lễ vào những ngày lễ. Chùa Bàni được xây dựng đơn giản, hình thức bên ngoài và cách bố trí bên trong có sắc thái riêng mang tính địa phương không giống thánh đường Hồi giáo. Chùa Bàni thường được mở vào tháng Ranuwan, hiện nay toàn đạo Bani có 17 thánh đường ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
  • Bimong (Đình) là nơi tín đồ thường xuyên đến tế lễ. Thờ cúng các anh hùng, liệt nữ và thần Yang Champa. Mỗi palei (làng) Chăm Bàni có ít nhất một Bimong. Như ở palei Karang có Bimong Po Kabrah, Bimong Po Nagar, Bimong Po Dam.

Tổ chức của đạo Bani chủ yếu ở từng Sang Magik, mỗi Sang Magik ngoài Sư cả và các vị chức sắc chăm lo việc đạo, đều có thêm ban cai quản Sang Magik, ban cai quản có nhiệm vụ chăm lo đời sống tôn giáo cho tín đồ, Tổng sư cả là người được các sư cả suy tôn, có uy tín lớn trong đạo.

Chăm Bani hiện có khoảng 45.000 tín đồ người Chăm và có khoảng hơn 400 vị tu sĩ, chức sắc tại Ninh Thuận và Bình Thuận.

Liên quan